Sodium Lauryl Sulfate là gì? Sodium Lauryl Sulfate (SLS), hay còn gọi là chất tẩy, là một chất hoạt động bề mặt với công dụng chính là làm sạch. SLS được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng nhầm lẫn với Sodium Laureth Sulfate (SLES) là một chất hoạt động bề mặt nhẹ nhàng hơn, thường được sử dụng trong các sản phẩm
tương tự.
Sự khác nhau của Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES).
Ứng dụng của SLS trong cuộc sống
Các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thành phần SLS trong hàng loạt sản phẩm tẩy rửa gia đình, các sản phẩm vệ sinh cá nhân (như kem đánh răng), chăm sóc tóc và các sản phẩm chăm sóc da.
Riêng về lĩnh vực chăm sóc da, SLS chủ yếu được dùng trong các sản phẩm có tính chất làm sạch vì khả năng tạo bọt khi tiếp xúc với nước, mặc dù nó cũng có thể được sự dụng làm chất nhũ hoá.
SLS có độc hại như mọi người vẫn nghĩ?
Sodium Lauryl Sulfate được sử dụng trong dầu gội kể từ những năm 1930, là lựa chọn thay thế xà bông. Chất này hoạt động trên bề mặt với ưu điểm tạo được nhiều bọt, cuốn trôi những vết bẩn bám trên tóc do dầu và dễ dàng được rửa sạch bằng nước. Đây là điều mà hầu hết người dùng đều mong đợi và “tận hưởng” khi gội đầu.
Tuy nhiên, khá nhiều bài viết online trên mạng đề cập đến việc chất SLS có nguy cơ gây hại cho người dùng. Nếu bạn đang băn khoăn vấn đề này thì hãy cùng TalkBeauty tìm hiểu thực hư nhé.
Nhưng trên thực tế, phần lớn các chất tẩy rửa đều gây ra nguy cơ như vậy nếu bạn sử dụng nhiều và thường xuyên. Thế nên SLS có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ nhạy cảm của da, nhưng nó không nguy hại như một số thông tin trên mạng. Mặc dù có những câu chuyện đáng sợ, nhưng thực tế không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa chất này và ung thư; nhiều Hiệp hội Công nghiệp và Y khoa cũng đồng ý kiến về điều này.
Đại diện Cơ quan Nghiên cứu của ngành Công nghiệp cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy SLS gây ung thư – vì vậy mọi người không cần phải ngưng sử dụng dầu gội. Mỹ phẩm đang được kiểm soát chặt chẽ ở Châu Âu và phải được chứng minh là an toàn trước khi bày bán. Thật không hay, có rất nhiều tin đồn vô căn cứ trên Internet về những mỹ phẩm gây ung thư mà lại không kèm theo bằng chứng khoa học thuyết phục”.
Thực tế, SLS có một hồ sơ thông tin an toàn, có nhiều công dụng tuyệt vời và không tích tụ sinh học (tồn tại bền vững bên trong cơ thể hay môi trường sống), mặc dù nó có tiềm năng gây độc đối với sinh vật thủy sinh. Trái với một số báo cáo, nguy cơ làm kích ứng da khi sử dụng dầu gội có chất này là rất nhỏ.
Tiến sĩ Stefanie Morris, bác sĩ da liễu và giám đốc y khoa của European Dermatology London cho biết: “Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng dầu gội chứa SLS mà không phải lo lắng về da hoặc kích ứng da đầu”. Bác sĩ nói thêm, “Do nó có thể rửa trôi, có thời gian tiếp xúc ngắn và sau khi rửa sạch, có rất ít SLS (nếu có) nằm lại trên da/ da đầu.”
Khả năng tạo bọt
Khả năng kích ứng từ SLS là không chắc chắn, thậm chí với cả những người có da nhạy cảm hoặc vừa mới bị chàm eczema, với điều kiện là dầu gội được gội sạch bằng nước. Trên thực tế, nguy cơ này là rất thấp nên không có giới hạn của EU về việc sử dụng SLS trong các sản phẩm dạng rửa, vì kích ứng chỉ xảy ra với các sản phẩm còn lưu lại trên da.
Nguy cơ gây kích ứng có thể tăng tùy theo nồng độ SLS được sử dụng. Ngay cả ở những nồng độ thấp, SLS có thể làm khô tóc nên một số thành phần dưỡng ẩm như dầu và bơ được thêm vào sản phẩm dầu gội để làm tóc mềm và óng ả. TalkBeauty xin lưu ý, điều này không có nghĩa rằng các dầu gội có chứa SLS là tốt và phù hợp với tất cả mọi người dùng; với những ai có tóc dài, khô và xoăn thì tóc có thể bị thô, nhám.
Với những ai thích sản phẩm có bọt, SLS chắc chắn sẽ làm sạch sâu và toàn diện. Tuy vậy, TalkBeauty khuyến khích các bạn nên ưu tiên sản phẩm SLES hơn vì đây là một sự thay thế nhẹ nhàng, hiệu quả.
Tham gia “Chia sẻ quy trình dưỡng da mùa đông – Nhận ngay son xinh đón Giáng sinh”.
Chi tiết tại đây